Báo cáo Tổng quan về Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam – VIDA

VIDA- Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam - TTNSV

LỜI NÓI ĐẦU
Chuyển đổi số đã và đang trở thành từ khóa quan trọng và xu hướng chung của bất kỳ lĩnh vực kinh tế hay của các quốc gia . Với lợi ích của quá trình chuyển đổi số mang lại thì bản thân nó đã tạo ra sức lan tỏa lớn, đôi khi còn là sự sống còn của cả một nền kinh tế, ở đó không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo mà chính sự nhanh chậm, tốc độ thích ứng với quá trình số hóa sẽ là yếu tố then chốt để quyết định sự thành bại của quá trình dịch chuyển.

Với Việt Nam Chuyển đổi số – Kinh tế số đã được Đảng, Nhà nước xác định đúng vai trò và chủ động định hình xu hướng này bằng hàng loạt chủ trương, chính sách và coi đó là tất yếu của nền kinh tế. Ngành Nông nghiệp vốn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế trong việc ứng phó thành công đại dịch Covid 19 đã cho chúng ta chứng kiến tốc độ và tầm quan trọng của quá trình tối ưu hóa công nghệ trong quá trình quy hoạch, quản lý, sản xuất, chế biến, bảo quản và đặc biệt là khâu thương mại và vận tải nông sản.

Mặc dù chuyển đổi số trong nông nghiệp diễn ra nhanh chóng và có phần vượt xa những chính sách và định hướng chiến lược nhưng cũng như
các ngành kinh tế khác, chúng ta vẫn phần nào thích ứng và phát huy được những ưu điểm của thị trường và đặc biệt là khả năng kiểm soát công nghệ và quá trình ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, cũng trong quá trình ấy, ngành nông nghiệp bộc lộ nhiều những khuyết thiếu, thiếu vắng những chính sách khuyến khích phù hợp, sự dàn trải trong phân bổ nguồn lực, sự thiếu chủ động trong đào tạo và việc cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng quá trình số hóa còn nhiều hạn chế. Không chỉ vậy, sự chủ động trong quá trình quản lý sản xuất và điều tiết thị trường còn khoảng cách lớn với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến hệ lụy phải giải cứu ở một số nhóm nông sản sản xuất quy mô lớn, …

Báo cáo Tổng quan về Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam được ra đời với hy vọng đưa những thông tin minh bạch từ chính sách đến chiến lược vĩ mô và thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp từ cộng đồng doanh nghiệp tới Quý độc giả. Sau quá trình khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp cộng đồng doanh nghiệp thì Ban ban soạn thảo đã hoàn thiện trên tinh thần xây dựng một báo cáo ngắn gọn, súc tích và
phù hợp của chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam với bối cảnh chung của cuộc CMCN 4.0. Ở bản báo cáo này sẽ giúp chúng ta thay đổi thói quen “từ đọc báo” cáo sang “xem báo cáo”, bằng những mô tả sinh động.

Đây là bản báo cáo đầu tiên và sẽ xuất bản thường niên. Do vây, trong Báo cáo tổng quan này chúng tôi sẽ giới thiệu những nội dung khái quát mang tính vĩ mô để chúng ta có thể hiểu một cách tổng quan nhất. Các năm tiếp theo, báo cáo sẽ được định hình theo hướng mỗi năm sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ là minh chứng cho những tiến bộ, phù hợp của chính sách. Do vậy sự vào cuộc và sự nhiệt huyết của doanh nghiệp chính là động lực cho chúng tôi xây dựng báo cáo này.

Bên cạnh những mục tiêu đạt được thì báo cáo cũng còn nhiều hạn chế như: sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp còn chưa chủ động, nhất là việc cung cấp thông tin sâu cho bảng khảo sát, quá trình tìm kiếm chuyên gia cho lĩnh
vực Nông nghiệp số cũng gặp nhiều khó khăn vì ở Việt Nam thì nhóm này không nhiều và không đa dạng, … Tuy nhiên, bằng sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các bên liên quan, sự nhiệt huyết và trách nhiệm cao của doanh nghiệp và đặc biệt là sự chuyên nghiệp của Ban soạn thảo thì Báo cáo đã hoàn thành và được giới chuyên môn ghi nhận.

Bằng trách nhiệm của mình, Ban soạn thảo mong muốn được đón nhận những chỉ đạo, góp ý, chia sẻ từ các cơ quan ban ngành, giới chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân để báo cáo được hoàn thiện hơn, chất lượng hơn. Trân trọng cảm ơn và mong được đón nhận sự hỗ trợ từ Quý độc giả./.

Ban soạn thảo



Đất nước đang đứng trước thời điểm chuyển giao quan trọng, hoặc bứt phá thần tốc, hoặc bị mắc lại bởi cái bẫy của thu nhập trung bình khi không đủ động lực để tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 đang tạo ra những ảnh hưởng chưa từng có tiền lệ tới mọi lĩnh vực, ngành nghề, cùng với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, đặt sức ép đổi mới lên toàn ngành kinh tế. Chịu chấp nhận hay coi đây là thời cơ, nắm bắt được hay để tuột mất cơ hội là những vấn đề ở tầm vĩ mô đã và đang được nhìn nhận rõ ràng thông qua chủ chương đổi mới mô hình tăng trưởng của chính phủ. Việc đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia hứa hẹn đem đến những tác động sâu rộng đến tất cả các ngành, các cơ quan, các lĩnh vực, từ thể chế đến kinh tế, xã hội mà ở cấp độ quốc gia được nhắc tới với mục tiêu “chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”. Tầm nhìn chung của đất nước là như vậy, nhưng với ngành nông nghiệp, chúng ta đang ở đâu và có thể tiến tới tiềm năng như thế nào?

Một số hình ảnh trích từ Báo cáo Tổng quan về Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam:

 

 

 

 

Tổng quan Nông nghiệp
Hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi đã đồng hành cùng dân tộc vượt lên từ đói nghèo, lạc hậu do hậu quả 
từ chiến tranh và cấm vận, nền Nông nghiệp Việt Nam đã cùng đất nước bước sang một trang mới, không chỉ đủ ăn mà nông sản Việt nam còn từ xuất khẩu bước lên nhóm hàng đầu thế giới, rồi tiến xa hơn nữa là xuất khẩu giá trị thương phẩm cao, mang lại diện mạo mới, vị thế mới của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. Thống kê năm 2019 cho thấy có nông nghiệp cung cấp 37.22% tổng số việc làm, đóng góp 13.96% tổng GDP của quốc gia (World Bank, 2019c).

Dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh, năm 2020, tổng giá kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 42.1 tỷ đô la Mỹ, tăng 2.5 % so với năm 2019. Nông nghiệp tiếp tục duy trì được 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ , trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ đô la Mỹ bao gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo. Nông nghiệp đang cho thấy vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam (Ủy ban quản lý vốn nhànước, 2020).

Bên cạnh những mặt tích cực trên, theo Tổngcụcthốngkê,dùsốlượnglaođộng làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có những sự chuyển dịch lớn sang các khu vực kinh tế khác trong suốt những năm qua thì năm 2020 số lượng lao động vẫn khoảng 17.5 triệu người, trên 53.4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên (khoảng 32.8%) (Tổng cục Thống kê, 2021). Trong khi, xét trên khía cạnh tăng trưởng kinh tế, giá trị sản lượng nông nghiệp của Việt Nam chỉ đóng góp 0.32% vào mức tăng trưởng 7.02% GDP năm 2019 của cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, 2020). Điều đó nói lên một thực trạng là ngành Nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, chưa có được những sự phát triển và bứt phá mạnh mẽ mà có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân liên quan các yếu tố như thời tiết, tài nguyên thiên nhiên như đất, nước; bên cạnh những hạn chế tồn tại trong suốt một thời gian dài, đến nay vẫn chưa có giải
pháp như: Luật đất đai; quy hoạch; sản xuất manh mún; hầu hết các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa; chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều, tính thụ động cao…

Trong bối cảnh đòi hỏi của an ninh lương thực ngày một nghiệm trọng, những thách thức vừa mang tính nội tại, vừa mang tính toàn cầu, cũng như sự tác động đa chiều của cuộc CMCN 4.0, sự xuất hiện bất ngờ của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn xuất khẩu, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã đặt nền nông nghiệp Việt Nam vào thế buộc phải chuyển mình.

Nguồn: VIDA- Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam

 

[wpdm_package id=’3340′]

 

 

 

By: TTNSV

 

Giới thiệu, tôn vinh:

  • Những câu chuyện Nhân – Thương hiệu tiêu biểu cho ý chí, trí tuệ, bản lĩnh, nâng tầm các tài nguyên bản địa Việt Nam.
  • Những mô hình kinh doanh, phát triển đột phát, bền vững, góp phần kiến tạo nền tảng kinh tế, nông – công nghiệp hiện đại trong các ngành chủ đạo, chinh phục thị trường nông sản Việt Nam và thế giới.
  • Là những điển cứu tiêu biểu cho giáo dục, đào tạo, giảng viên, sinh viên, các nhà quản trị, tiếp thị, thương hiệu, hướng đến sự phát triển hiệu quả, bền vững.
You might also like

Chào mừng anh chị đến với TTNSV - GAP.Org.Vn

X