Một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu theo tiêu chuẩn VietGAP
Sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Trái cây Bốn Mùa

Cử nhân lịch sử rẽ lối làm nông
Nổi tiếng nhất xứ này có lẽ là “vua cam” Trần Mạnh Chiến (thôn Nhân Hòa). Lấy bằng đại học chuyên ngành lịch sử, anh Chiến (32 tuổi) ở lại TP.HCM làm việc một thời gian rồi theo học thạc sĩ ngành châu Á học. Học xong, anh Chiến rẽ ngang lối trở về quê trồng cam Canh.
Anh Chiến kể, trước đây nguồn kinh tế chính của gia đình đều dựa hết vào vườn cà phê rộng hơn 5ha. Khi mới cho thu hoạch, vườn cà phê đạt năng suất khá cao, 4 tấn nhân/ha, giúp gia đình anh có điều kiện trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học. Nhưng khi qua tuổi thứ 10, cây dần kém hiệu quả, năng suất bấp bênh, giá cả cũng không ổn định.
Vốn là con nhà nông, khi đang học đại học ở TP.HCM, anh thường xuyên vào mạng internet tìm hiểu các mô hình làm kinh tế giỏi. Nhờ vậy anh biết đến cây cam Canh. Thấy người ta nói nhiều về “cam Canh, bưởi Diễn” nên anh càng tìm hiểu và biết được nhiều người làm giàu loài cây này.
“Ôm mộng” với cây cam tiến vua, năm 2010 anh về Hưng Yên mua 1.500 cây giống trồng xen cà phê trong vườn nhà. Vừa “chạy ra, chạy vào” giữa quê và TP.HCM để vừa lấy bằng thạc sĩ, vừa xây dựng vườn cam cho gia đình.
Được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, vườn cam của anh Chiến lớn nhanh và 3 năm thì cho thu hoạch quả. “Lứa đầu tiên, 400 cây cam cho quả, thu được 7 tấn, bán được giá cao, nên dần dần phá hết vườn cà phê để trồng cam canh đạt diện tích 4ha. Đặc biệt, do cây cam Canh chỉ cho thu hoạch vào dịp tháng 11, 12 âm lịch nên tôi tìm hiểu, nghiên cứu, can thiệp kỹ thuật và cuối cùng cũng “bắt” được cây cho quả quanh năm”, anh Chiến cho hay.
Cũng theo anh Chiến, mỗi ha cam đường của anh có 1.000 cây cho thu quả với sản lượng bình quân đạt 30 kg/cây, thậm chí có cây đạt 60 – 70kg quả, tính ra trung bình đạt khoảng 30 tấn/ha, bán với giá 45.000 đồng/kg, doanh thu mang lại hơn 1,3 tỷ đồng/ha/năm.

Liên kết sản xuất
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian anh Chiến nhận thấy nếu không chấn chỉnh lại quy trình sản xuất và chú trọng liên kết thì người nông dân sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi. Tình trạng mạnh ai nấy làm, cảnh thương lái thường tìm cơ hội ép giá để đạt lợi nhuận cao nhất, trong khi người dân chỉ mong bán được sản phẩm và đảm bảo giá trị ngày công là điều không thể tránh khỏi…
Năm 2015, anh Chiến tiên phong nghiên cứu và đầu tư lại vườn cam theo quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Tháng 2/2016, toàn bộ diện tích cam Canh 4ha của anh đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Đến tháng 11/2016, HTX với tên gọi Bốn Mùa được thành lập có 7 thành viên tham gia, diện tích SX 50ha trong đó có 36,7ha đạt chuẩn VietGAP.

Kể từ khi HTX được thành lập, sản phẩm cam của nông dân được nhiều đơn vị bao tiêu thu mua với giá cao và ổn định. Phần lớn sản phẩm được bán về các chuỗi cửa hàng trái cây ở TP.HCM. Ngoài ra HTX cũng đang xúc tiến cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị Coop Mart.
Bắt đầu từ vụ thu hoạch tết năm nay, toàn bộ sản lượng cam, bưởi, sầu riêng, xoài… của HTX đưa ra thị trường đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Trên mỗi sản phẩm đều thể hiện rất rõ đặc trưng của loại quả, rõ nơi sản xuất, thậm chí đến từng hộ, trên trang web có hình ảnh, nơi sản xuất, ngày sản xuất, video… bón phân, sử dụng thuốc BVTV.
Không giấu vẻ tự hào, anh Chiến cho hay: “HTX được chứng nhận VietGAP là niềm vinh dự cho toàn thể thành viên. Đây là cơ hội cho trái cây Đan Phượng khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường và trong lòng của người tiêu dùng…”
Nhờ tuân thủ quy trình SX an toàn, mỗi ngày HTX cung cấp từ 1,5 – 2 tấn rau, củ sạch các loại cho siêu thị BigC, Vineco…

Hiện mỗi ngày HTX cho ra thị trường từ 90 – 100 tấn rau, củ, quả an toàn. Để giải quyết đầu ra, HTX đã bao tiêu sản phẩm cho xã viên với giá cao hơn 10 – 20% so với bán ngoài chợ. Bên cạnh đó, HTX làm đầu mối ký kết tiêu thụ sản phẩm với nhiều công ty, siêu thị, đại lý, bếp ăn tập thể, trường học…
Anh Hưng chia sẻ: Năm 2012, Sở NN-PTNT Hưng Yên phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) triển khai mô hình SX rau sạch theo hướng VietGAP tại HTX với diện tích ban đầu 3ha. Các hộ tham gia dự án được nhận hỗ trợ về giống, được đào tạo về quy trình SX rau an toàn.

Trên nền tảng cơ bản, người dân được tập huấn mọi kỹ thuật từ việc làm đất, phun thuốc, bón phân cho tới sơ chế, vận chuyển. Đây chính là xuất phát điểm của thương hiệu rau sạch VietGAP, rau an toàn của HTX.
Bên cạnh đó, HTX sẽ cung cấp hạt giống cho xã viên để đảm bảo nguồn giống sạch. Trong quá trình chăm sóc rau, phòng trừ sâu bệnh, nông dân được cán bộ quản lý trực tiếp tư vấn về phân bón hữu cơ sinh học, thuốc BVTV thảo mộc thời gian cách ly 3 – 7 ngày và được hướng dẫn chi tiết về việc dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Hàng tháng, cán bộ quản lý HTX tổ chức buổi trao đổi, đánh giá, nhận xét với bà con. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật cũng thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình SX của các hộ.
“Vào đầu quý 4/2017 vừa qua, HTX đã tiến hành ký kết và cung cấp sản phẩm cho Cty Vineco với 10 sản phẩm gồm cải bắp, cà chua, cải ngọt, cải ngồng, bầu, mướp, hành lá, rau mùi, thìa là, húng. Yêu cầu của Cty đối với HTX rất cao. Họ tiến hành kiểm soát tận nơi SX, từ khâu làm giống, làm đất cho đến khâu thu hoạch, sơ chế. Cty sẽ cử nhân viên xuống kiểm tra định kỳ hàng tuần và lấy mẫu test hàng tháng”, anh Hưng chia sẻ.
Sản phẩm trước khi xuất bán được sơ chế đóng gói và dán tem (Ảnh: HG)
“Một trong những yêu cầu quan trọng là người nông dân phải ghi nhật ký đồng ruộng hàng ngày vào một cuốn sổ để biết là sử dụng loại thuốc BVTV nào, mua ở đâu, quy trình thời gian ra sao… Đây là cơ sở để có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của rau an toàn”, anh Hưng nói.
Cùng đó, khâu thu hái phải đảm bảo sao cho đúng độ tuổi của cây trồng. Khi thu hoạch phải bỏ các sản phẩm vào sọt để đảm bảo vệ sinh. Khi tiến hành sơ chế sản phẩm, các dụng cụ, thiết bị cũng như nguồn nước cần được kiểm nghiệm, kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn. Người tiến hành sơ chế được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với các phụ phẩm thừa sau sơ chế phải được tập kết để tiêu hủy theo đúng tiêu chuẩn, quy định. Và cuối cùng, các sản phẩm sau khi được sơ chế sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc.
Đáng nể tấm gương nuôi ong VietGAP, mỗi năm thu hơn 2 ngàn lít mật sạch
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại nuôi ong của gia đình, anh Hưng chia sẻ, năm 2013, anh sang nhà một người bạn chơi thì được bạn cho 3 đàn ong nội về nuôi. Sau một năm, gia đình anh thu về được hơn 60 lít mật.
Anh Hưng giới thiệu mật ong sạch của gia đình
Năm 2015, anh Hưng bắt đầu nuôi ong sạch. Để có những kiến thức về kỹ thuật chăm sóc ong theo tiêu chuẩn VietGAP, anh đã đăng ký học lớp tập huấn. Sau khi có kiến thức cơ bản về nuôi ong theo quy trình VietGAP, anh Hưng áp dụng luôn vào đàn ong của gia đình.
Đến thời điểm hiện hại, gia đình anh đang nuôi 150 đàn ong nội theo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi năm, anh Hưng thu về hơn 2 nghìn lít mật sạch và được khách hàng tin dùng, SX được đến đâu tiêu thụ hết đến đó…
Theo anh Hưng, để SX mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP thì hàng ngày anh phải ghi chép đầy đủ nhật ký về giờ ăn, loại thức ăn cho ăn thêm. Ngoài ra, không dùng thức ăn có chứa kháng sinh; khi cho ong ăn đường thì không được thu mật.
“Để đảm bảo mật ong tự nhiên 100%, vào đầu vụ khi quay mật lần đầu tiên không nên bán, vì mật ong vẫn còn dư lượng đường, mà sẽ cất đi để cuối vụ cho ong ăn”, anh Hưng lý giải.
Anh Hưng bảo: Mùa lấy mật tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Khi nào đàn vít nắp khoảng 90% là thu hoạch; kiểm tra tỷ lệ mật, nếu tỷ lệ nước mật nhiều thì cho vào máy tách thủy phần, tách nước mật ra sau đó đóng vào chai.
Khi được hỏi về kỹ thuật chăn nuôi ong nội, anh Hưng thổ lộ, vào mùa hè, vì nhiều mật nên mỗi thùng ong cho 5 – 7 cầu, càng nhiều quân thì càng nhiều mật. Trung bình, mỗi ngày ong chúa đẻ 400 – 600 trứng. Nếu đàn nào bị sâu, dịch bệnh thì nhốt con ong chúa lại để không cho đẻ và nhanh chóng hủy bỏ những cầu sâu bệnh đó đi.
Về mùa rét, hoa nhãn không có nên gia đình cho ong ăn thêm đường, bột đậu tương, 2 ngày cho ăn một lần. Mỗi thùng chỉ cho 3 cầu, vì số lượng quân ít nên bỏ bớt cầu ra để ong xúm lại thì mới giữ được ấm và đỡ bị chết rét.
Anh Hưng kiểm tra thùng ong
Để phân biệt mật ong chất lượng với mật ong kém chất lượng, anh Hưng hướng dẫn, nhìn bằng mắt thường nếu mật ong không bị đen, màu vàng sáng và nếm có vị ngọt sắc thì đó là mật ong có chất lượng và ngược lại.
Thị trường tiêu thụ mật ong của gia đình anh chủ yếu là trong và ngoài tỉnh.Với giá bán 150 nghìn đồng/lít, sau khi trừ tất cả mọi chi phí, mỗi năm anh Hưng thu về hơn 200 triệu đồng.
Dự kiến năm 2018, anh Hưng sẽ phát triển thêm 800 đàn ong ngoại. Hướng tới xây dựng thương hiệu để xuất khẩu mật ong sạch ra nước ngoài.