Thay đổi tư duy để xây dựng lại nền nông nghiệp (P2)

Bài 2: Thực hiện đúng và tốt vai trò của mỗi chủ thể phát triển mới mong thắng lợi.

Một thực tế đang diễn ra la nhiều địa phương mạnh ai nấy làm, người nông dân phần ai nấy lo và doanh nghiệp vẫn phải tự mình bươn chãi. Để có một nền nông nghiệp phat trien bền vững, toàn diện, chung ta phai lam gi de khac phuc tinh trang nay?

Về vấn đề này, báo NTNN xin gửi đến độc giả ý kiến phân tích của  PGS-TS Vũ Trọng Khải Nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TP.HCM.

Nhà nước phải kiến tạo môi trường phát triển

Trước hết nói về nhà nước, phải xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp theo vùng sinh thái ở cấp quốc gia và hoạch định các tiêu chuẩn, chính sách, pháp luật để người dân, doanh nghiệp có khuôn khổ pháp lý thực hiện chiến lược ấy. Đồng thời, nhà nước phải chế tài nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Mặc khác, nhà nước phải trực tiếp đầu tư xây dựng những công  trình kết cấu hạ tầng trọng điểm và những khu đô thị hạt nhân ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái.

Nhà nước phải đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học để ứng dụng công nghệ cao (R&D) trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, từ trang trại đến bàn ăn, tạo ra một nền nông nghiệp công nghệ cao chứ không phải khu nông nghiệp công nghệ cao để làm triển lãm.

Cùng với đó, nhà nước phải có chính sách đầu tư, đào tạo một tầng lớp “thanh nông tri điền” thay thế cho”lão nông tri điền”, tạo ra một đội ngũ” nông dân chuyên nghiệp” thay thế cho “nông dân cha truyền con nối”, đủ khả năng quản lý trang trại gia đình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và quản lý các hợp tác xã đích thực của chính mình. Mặt khác, nhà nước phải có chính sách đào tạo một đội ngũ cac nha quan tri chuyên nghiệp  co trinh do cao cho cac hợp tác xã và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào- dau ra cho san xuất nong nghiệp cua nong dan, trong moi lien ket theo chuoi gia tri nganh hang nong san o tung vung va tieu vung nong nghiệp sinh thai

Nhà nước phải thực thi chính sách thúc đẩy tien trimh tích tụ và tập trung ruộng đất để tạo ra các trang trại gia đình sản xuất nong san hang hoa quy mô lớn,ung dung cong nghe cao, theo GlobalGAP, khuyến khích các doanh nhân tạo lập các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản áp dụng công nghệ cao ,thuc hien HACCP ,co kha nang truy xuất nguồn goc nong san,bao dam ve sinh an toan thuc pham theo tieu chuẩn cua cac nuoc phat trien.

Trong quá trình liên kết, hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị ngành hàng, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng mà họ không tự giải quyết được. Do vậy, nhà nước phải xử lý thỏa đáng các mâu thuẫn đó để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên.

Việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển vùng kinh tế ở cấp quốc gia phải do chính phủ TW trực tiếp điều hành. Bởi vì, loi ich cua moi tinh ,thanh pho trong mot vung van co nhung mau thuan ma cac dia phuong nay khong tu giai quyet duoc.Mat khac, dia gioi cua mỗi vùng kinh tế sinh thái thuong không trùng khít với ranh giới hành chính của các tỉnh trong vung va tieu vung

Người dân và doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chuẩn, luật phap, chính sách của nhà nước để tham gia thực hiện các chiến lược phát triển ở mỗi vùng. Ví dụ, Tây Nguyên là vùng trọng điểm quốc gia về phát triển cà phê. Nếu nhà nước đề ra tiêu chuẩn chỉ phát triển cà phê ở những nơi có nước mặt để tưới, không sử dụng nước ngầm. Và nhà nước xử lý nghiêm những  ca nhan,to chuc vi phạm tieu chuẩn nay. Làm được điều đó chúng ta đã không để xảy ra tình trạng phát triển cà phê nóng như hiện nay, làm cạn kiệt nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên.

Đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng, nhà nước cần áp dụng hình thức công – tư kết hợp (PP) để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch của mình. Do vậy, người dân và doanh nghiệp cũng có thể tham gia vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng.

Nông dân chuyên nghiệp, doanh nghiệp lành nghề

Để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, mỗi loại nông sản ở từng vùng nông nghiệp sinh thái phải được quản lý theo chuỗi giá trị. Trong đó, hai chủ thể quan trọng nhất là nhà nông và nhà doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản. Nông hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn (trang trại gia đình) là lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa  chu yeu trong các khâu mang tính sinh học.

Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản phải là “nhạc trưởng” tổ chức thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng. Doanh nghiệp phải đảm bảo cung ứng giống xác nhận và các loại vật tư nông nghiệp khác với chất lượng cao, một cách trực tiếp hay liên kết với các doanh nghiệp khác, cho nông dân, đồng thời hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất theo VietGAP hoặc GlobalGAP để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp mua và chế biến tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước bằng công nghệ hiện đại để gia tăng giá trị nông sản, xây dựng được thương hiệu nông sản Việt Nam. Doanh nghiệp và nhà nông phải thỏa thuận voi nhau một cơ chế phân chia lợi ích hài hòa theo nguyên tắc hai bên cùng thắng.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ cao trong toàn chuỗi giá trị ngành hàng để tạo ra những sản phẩm co gia tri gia tang cao,dat tieu chuan chat luong cua nhung thi truong kho tinh ,nhu Nhat Ban ,EU,Hoa Ki…

Cần nhấn mạnh rằng, doi voi  các khâu sản xuất mang tính sinh học, các trang trại gia đình ,ma ta thuong goi la kinh te nong ho, bao giờ cũng là lực lượng sản xuất hàng hóa chủ yếu, mang lại hiệu quả cao nhất. Việc chiếm lĩnh thị trường và xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, cung ứng vốn bao giờ cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp đóng vai trò “nhạc trưởng” của chuỗi giá trị nghành hàng.

BOX: Nếu chúng ta không tiến hành xây dựng  lai nen nông nghiệp theo vùng sinh thai tu nhien va nhan van theo nhung noi dung noi tren thi hau qua la :  Môi trường sinh thai bi huy hoai,Nong thon va Nong  nghiệp lac hau,Nong dan van ngheo, Nong san  hang hoa khong bao dam ve sinh an toan thuc pham,khien cho ca dan toc bi dau doc mot cach hop phap  , Doanh nghiệp  che bien va tieu thu nong san không yeu kem và không tạo dựng được thương hiệu  nong san Việt Nam trên thương trường.

Mất 2-3 năm để xây dựng chiến lược và quy hoạch  kết cấu hạ tầng cho mỗi vùng nông nghiệp sinh thái. Còn việc thực thi phải làm trong nhiều kế hoạch dài hạn, qua nhiều thế hệ.

PGS- TS. Vũ Trọng Khải

Minh Trung (ghi)

You might also like

Chào mừng anh chị đến với TTNSV - GAP.Org.Vn

X