VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Ts Hoàng Kim - https://hoangkimlong.wordpress.com/
Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt
bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc
Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), là chủ đề được Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu tại diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.
Nhớ châu Phi tiến sĩ Hoàng Kim lược khảo kinh nghiệm quý Việt Nam con đường xanh mà nước ta đã giúp các nước Tây Phi trong ba lĩnh vực chính nông nghiệp, y tế và truyền thông, thuở đại dịch Ebola hoành hành ở đó năm 2015 giết chết trên 10 ngàn người Bill Gates học để làm, Bài học từ Ebola là những thông tin đáng suy ngẫm.. Nhớ châu Phi có câu chuyện giáo sư Martin Fregene một chuyên gia nổi tiếng về di truyền giống thực vật, chọn giống cây trồng, công nghệ sinh học cây sắn. Ông đã từ bỏ vùng đất hứa ở Mỹ để tự nguyện trở về Nigeria dấn thân cho sự nghiệp quản lý nguồn vốn tín dụng và đào tạo nguồn lực nông nghiệp, trực tiếp giúp hiệu quả cho sự khởi nghiệp của lớp trẻ: Nhớ Châu Phi bạn gần và xa. Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà. Thương bạn về nhà rời đất hứa. Dấn thân mình cho đất nở hoa” đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nho-chau-phi/
Việt Nam con đường xanh kỳ này giới thiệu bài viết QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM gồm hai phần “Lược khảo Khoa học Đất Thế giới” và “Khái quát Quản lý Đất Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Đình Bông, chuyên gia Khoa học Đất, cán bộ lão thành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã đúc kết thông tin tóm tắt về Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/viet-nam-con-duong-xan…
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
Nguyễn Đình Bông giới thiệu thông tin
Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập
Khoa học đất (Soil Science) là môn khoa học nghiên cứu đất mà đối tượng nghiên cứu là tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt Trái Đất, gồm nghiên cứu phát sinh đất, phân loại đất và xây dựng bản đồ đất, cùng các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất trong mối quan hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai và nhiều lĩnh vực khác như: nông học, hóa học, địa chất, địa lý, sinh học, vi sinh học, lâm học, khảo cổ học … Tuy nhiên Khoa học đất cũng là một lĩnh vực chuyên môn hẹp không có nhiều người biết đến. Tôi viết bài này không phải để chia sẻ về kiến thức (nhiều đồng nghiệp của tôi đã làm việc này trên giảng đường và các Tạp chí khoa học), mà là để bầy tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền bối đã cống hiến cho sự phát triển Khoa học đất
LƯỢC KHẢO KHOA HỌC ĐẤT THẾ GIỚI
1) Thời kỳ sơ khai: Thuyết bảng cân bằng dinh dưỡng và khái niệm địa chất: Justus von Liebig (1803 – 1873) – nhà hóa học người Đức, và các nhà khoa học châu Âu đã đưa ra thuyết “bảng cân bằng” dinh dưỡng cho thực vật. theo đó, đất được coi là một thùng chứa tĩnh (nhiều hay ít) của các chất dinh dưỡng cho cây cối; đất có thể sử dụng và thay thế. NS Shaler (1841 – 1906)- nhà địa chất, trong chuyên khảo năm 1891 về nguồn gốc và bản chất tự nhiên của đất đã tổng quát hóa các khái niệm địa chất về đất: đất như là các loại đá (granit, sa thạch, sét tảng v.v.) đã bị phân hủy và mô tả các quá trình địa chất đã hình thành ra các các loại đất như băng tích, bồi tích, hoàng thổ và thềm đại dương.. Thuyết bảng cân bằng dinh dưỡng đã thống trị trong các phòng thí nghiệm và khái niệm địa chất thống trị các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy đến cuối những năm 1920.
2) Trường phái Phát sinh học Nga: V.V. Dokuchaev (1846 – 1903): cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. (Krasil’nikov, N.A.1958). Từ năm 1870, dưới sự lãnh đạo của V.V.Dokuchaev và N.M. Sibirtsev (1860 – 1900) “ Trường phái Phát sinh học Nga ” đã hình thành và phát triển, tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học đất và được thế giới biết đến qua công trình của K.D.Glinka bằng tiếng Đức (1914) và bản dịch tiếng Anh của C.F.Marbut năm 1927.
3) Trường phái Mỹ về khoa học đất: dưới sự lãnh đạo của CF Marbut, học thuyết Phát sinh học Nga đã được mở rộng ra và làm thích ứng với các điều kiện tại Mỹ. Marbut nhấn mạnh rằng sự phân loại đất phải dựa trên hình thái học thay vì dựa trên các học thuyết về nguồn gốc đất, phân loại đất năm 1935 của ông phụ thuộc nhiều vào khái niệm “đất bình thường”, sản phẩm của sự cân bằng trong khu vực ở đó sự xói mòn theo thời gian giữ được tốc độ tiến triển của sự hình thành đất. Năm 1941, với công trình “Factors of Soil Formation” (Các yếu tố hình thành đất) của Hans Jenny (1899 – 1992), một hệ thống của thổ nhưỡng học định lượng, đã tổng quát hóa các nguyên lý cơ bản của khoa học đất hiện đại. Sau 15 năm nghiên cứu, năm 1965 Guy Smith cùng đồng sự đã cho ra một hệ thống phân loại đất mới. Nó trở thành hệ thống phân loại chính thức của National Cooperative Soil Survey của Mỹ và đã được xuất bản năm 1975 như là Hệ thống phân loại đất: Hệ thống của Smith đã được nhiều quốc gia khác chấp nhận làm hệ thống phân loại đất chính thức. (Soil Survey Staff (1993), Soil Survey Manual USDA Handbook 18).
4) Phân loại đất theo FAO-UNESCO: Trong thập kỷ 60 của Thế kỷ XX, Fao-Unesco đã tài trợ cho dự án nghiên cứu phân loại bản đồ đất thế giới, Bản phân loại này theo quan điểm định lượng, chú ý chẩn đoán, xác định đất theo từng Nhóm lớn, từng đơn vị đất với sự phân bổ lãnh thổ của chúng, đồng thời thừa kế, sử dụng kiến thức, thuật ngữ phát triển của các nước , khởi đầu mang tính hòa hợp, đã xây dựng Bản đồ đất thế gới tỷ lệ 1/5000.000 chia thành 10 tập cho các lục địa. (Fao-Unessco,Soil map ò World, Review Legen, Rome 1988,1990)
KHÁI QUÁT QUẢN LÝ ĐẤT VIỆT NAM
1. Sách Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển
Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sách Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo
2. Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên
với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 (Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.)·
3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945)
i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ);
iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát.
(xem Bảng tóm tắt và hình ảnh Tư liệu ST)
1. Dinh toan quyền Đông Duong – Sai Gon
2. Phủ toàn quyền Đông Dương – Ha Noi
3 Sở Tài chính Đông Dương ( gồm Nha công sản, trực thu , địa chính)
4, Bản đồ Hà Nội 1873
5. Sở Địa dư Đông Dương
6 Bản đồ Sài gòn 1923
4. Quản lý đất đai ở Việt Nam, giai đoạn 1955-1975
Ngày 7.5.1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam; 20.7.1954 Hiệp định Gioneve về Đông Dương được ký kết. Việt Nam tạm chia làm 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới; do Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thi hành, từng bước mở rộng chiến tranh ở miền nam, và ném bom phá hoại miền Bắc; Việt Nam lại phải trải qua cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1954-1975). Trong điều kiện chiến tranh, chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này là phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quản lý đất đai hướng trọng tâm vào phực vụ khôi phục kinh tế, cải tạo các thành phần kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, xây dựng Hợp tác xã (quy mô thôn) và phát triển sản xuất nông nghiệp; Chiến thắng lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 30.4.1975 đã kết thúc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam được giải phóng, đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý đất đai như Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1959; Điều lệ hợp tác xã Nông nghiệp (1969), Điều lệ Cải cách ruộng đất ngoại thành 1955; Nghị quyết của HĐCP về việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi (1969); Nghị định số 70-CP ngày 9-12-1960 quy định nhiệm vụ tổ chức ngành Quản lý ruộng đất.; Nghị định số 71-CP ngày 9-12-1960 ấn định công tác quản lý ruộng đất; Nghị quyết số 125-CP của Hội đồng chính phủ ngày 28-6-1971 về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất, Pháp lênh về bảo vệ rừng 1972 . Hệ thống quản lý đất đai được hình thành ở 4 cấp (hình 1)
Ở vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam Chính phủ Lâm thời Cách mạng Cộng hòa miền nam Việt Nam đã ban hành Chính sách ruộng đất (Nghị định 01/75 ngày 5.3.1975), Tại vùng tạm chiếm miền nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành “Cải cách điền địa”, ” (1955-1956) và “Luật người cày có ruộng” (1970) phục vụ chính sách “bình định nông thôn
Một số hình ảnh tư liệu về giai đoạn lịch sử này. Chi tiết tại https://www.facebook.com/profile.php…
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ 7.5.1954
2. Song Bến Hải, Cầu Hiền Lương Vĩ tuyến 17
3. Khôi phục tuyến đường sát Hà Nội Lao Cai 1955
4. Mít tinh mừng thàng công cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh Hà Nôi 1960
5. Sân kho HTX Mỹ Trì Thượng Hà Nội 1960
6. Hà nội thời chiến 1965
7. Hà Nội Điện Biên Phủ trên không 12.1972
8. Sài Gòn, Dinh Độc Lập 30.4.1975
5 Quản lý Đất đai Việt Nam 1976-1985
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc l.ập- tự do, Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 đã bầu ra Quốc Hội chung của cả nước, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là CHXHCN Việt Nam . Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đã xác định đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.”
Chính sách đất giai đoạn này tập trung vào các nội dung chủ yếu: i) Hoàn thiện hợp tác xã quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn ; ii) Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam; iii) Cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có cải tiến chế độ sử dụng đất đai.
Hiến pháp 1980 đã được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 18 /12/12 1980,. quy định:: “Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân.” (Điều 19); “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.” (Điều 20). Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ theo NĐ 44-CP (Hình 6)
Trong những năm 80, toàn ngành từ trung ương đến cơ sở đã thấu suốt nhiệm vụ, nhanh chóng tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác theo Điều 19,20 của Hiến Pháp năm 1980 và Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước.
Một trong những thành tựu nổi bật của Ngành trong giai đoạn (1976-1985) là công tác điều tra cơ bản phục vụ phân vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp (Đo đạc lập bản đồ, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và phân hang đất , đăng ký thống kê đất đai ), tham gia xây dựng Bản đồ Thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000 .[1976] (Giải thưởng Hồ Chí Minh)
Một số hình ảnh tiêu biểu của Quản lý Đất đai Việt Nam 1975-1985 Chi tiết tại https://www.facebook.com/profile.php…
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh
2. Các nhà Khoa hoc Đất (2006 ) nhiều người trong số đó đã có mặt từ ngày đầu thành lập Vụ QLRĐ ( tiền thân của TCQLRĐ)
3, Lãnh đạo TCQLRĐ thời kỳ (1979-1985)
4. Lãnh đạo TCQKRĐ tiếp chuyên gia Liên Xô
5. Kỷ niệm 25 năm thành lập Ngành
6 So đồ hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ (1979-1985)
6. Quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục quản lý ruộng đất (1979-1993)
Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Tổng cục ra đời trong thời kỳ trước đổi mới (1986), trong lúc nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển , cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Cơ quan trung ương dóng trụ sở tại phường Phương mai, Quận Đống đa, Hà Nội , nguyên là trụ sở của Vụ Quản lý đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp , tòa nhà chính là một biệt thự xây dựng từ thời pháp thuộc, sau cơi nới là nơi làm việc cho lãnh đạo Tổng cục và các vụ quản lý Nhà nước, Một tòa nhà 2 tầng được xây mới cho các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên đất, Công ti vật tư , và xí nghiệp in tổng cục ). Biên chế tổng cục khoảng hơn 100 người do Ông Tôn Gia Huyên làm Tổng cục trưởng và Ông Vũ Ngọc Tuyên làm Tổng cục phó, năm 1992 thêm PTCT Chu Văn Thỉnh . Ở các Địa phương thành lập Chi cục Quản lý Ruộng đất, sau là Ban Quản lý Ruộng đất (tách ra từ phòng quản lý ruộng đất thuộc Sở Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương).
Giai đoạn này thực hiện Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu (Đo đạc bản đồ giải thửa bằng thước toàn đạc [tầm ngắm 20m], bản đồ đo vẽ, nhân sao thủ công (in Ozalit), Phân hạng đất lúa nước trên cơ sở kết hợp các yếu tố chất lượng đất [địa hình tương đối, độ dầy tầng canh tác, chế độ tưới tiêu, pH Kcl, Đạm, Lân dễ tiêu) và năng suất lúa
Những thành tựu nổi bật của Quản lý đất đai Việt Nam trong giai đoạn này
Xây dựng cơ sở pháp lý quản lý đất đai theo Hiến pháp 1980, Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Luật Đất đai 1987, Luật này được xây dựng công phu (vơi 70 lần dự thảo trước khi trình Quốc Hội thông qua ) và là sắc luật đầu tiện được Quốc Hội ban hành trong thời kỳ Đổi mới, đánh dâu sự trưởng thành của Quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo pháp luật
Hoàn thành công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ . trong đó đến năm 1986 hoàn thành phân hạng đất lúa nước cấp huyện, tại 223 huyện với 2.800.000 ha đất lúa
Hợp tác quốc tế: 3.1993 tại Hà Nội Chính phủ Việt Nam và Chính phủ West Australia đã ký hiệp định hợp tác Nghiên cứu khả thi hệ thống quản lý đất đai Việt Nam . Theo đó 30 chuyên gia West Australia đã sang Việt Nam và 30 cán bộ Việt Nam đã đến Perth Thủ đô West Australia nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng báo cáo khả thi xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại ở Việt Nam.
Một số hình ảnh hoạt động của TCQLĐĐ (1979- 1993) Chi tiết tại https://www.facebook.com/permalink.php…
7. Quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục Địa chính (1994-2002)
Tổng cục Địa chính được thành lập theo Nghị Định số 12 -CP ngày ngày 22 tháng 2 năm 1994 và Nghị định số 34 ngày ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước. Khi mới thành lập (1994) lãnh đạo tổng cục có 4 người: TCT Tôn Gia Huyên, các phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sử, Chu Văn Thỉnh và Đặng Hùng Võ (1a,b,c) , Ông Bùi Xuân Sơn , UVTW Đảng được Trung ương điều động về làm TCT thay Ông Tôn Gia Huyên (nghỉ hưu 1966) [2]; sau đó TTCP đã bổ nhiệm PTC Nguyễn Đình Bồng (1998) và Triệu Văn Bé (1999) [3]. Bộ máy ngành Địa chính được thiết lập ở 4 cấp: Cơ quan Trung ương – TCĐC , Sở Địa chính được thành lập tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Địa chính được thành lập ở các huyện, thị thuộc tỉnh và cấp xã có Cán bộ Địa chính xã [12]
Tổng cục Địa chính ra đời trong thời kỳ Đổi mới, chính sách pháp luật đất đai được đổi mới phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường , nhằm nâng cao năng lực hiệu quả quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 1991-2010.
Thành tựu
Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật Đất đai (1998, 2001). tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê đất . Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thùa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính chính quy đã đo vẽ 6.639.117 ha; Bản đồ theo Chỉ thị 299/TTg 4.104.901 ha; Hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập ở 9000 xã, phường, thị trấn.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) : Đến cuối năm 2002 đã có 92,7% số hộ gia đình và tổ chức được cấp GCNQSDĐ với 97,8% tổng diện tích đất nông nghiệp. 515.000 hộ gia đình, cá nhân và 7.358 tổ chức đã được cấp 628.900 GCNQSDĐ với 3.546.500 ha đạt 35% tổng diện tích đất lâm nghiệp; 35% tổng số hộ và khoảng 25% diện tích đất ở tại đô thị đã được câp 946.500 GCNQSDĐ với 14.600 ha
Quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 1993 đã đi vào nề nếp. Quốc hội khoá IX , kỳ họp thứ 11 đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất đai cả nước 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, Quy hoạch sử dụng đất trở thành trở thành công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (4a,b,c)
Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn 1994-2002 :Tổng cục Địa chính đã triển khai19 chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa Chính – CPLAR (1997-2000) “ với mục tiêu nâng cao năng lực của ngành Địa chính Việt Nam trong quản lý và sử dụng đất. Ngành Địa chính Việt Nam đã có bước tiến lớn theo hướng quản lý đất đai chính quy, hiện đại (5-11)
Một số hình ảnh hoạt động của TCQLĐĐ (1994- 2002) Chi tiết tại https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1098308217201186&id=100010660532514
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Quản lý đất đai (từ 2002 đến nay )
Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 và Nghị Định số 91/2002/NĐ-CP ngày ngày 11 tháng 11 2002 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa chính , tổng cục Khí tượng Thủy văn và các các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về về tài nguyên nước (thuộc Bộ NNPTNT), tài nguyên khoáng sản (thuộc Bộ Công nghiệp) và Môi trường (thuộc Bộ KHCNMT) . Ông Mai Ái Trực UVTWĐ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập theo Nghị Định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 21/2014/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức Bộ máy của Ngành quản lý đất đai (2); Lãnh đạo Tổng cục QLDĐ trưc thuộc Bộ TNMT qua các thời kỳ cùng 2 PTCT trẻ mới được bổ nhiệm : Chu An Trường và Đoàn Thanh Mỹ (2020) [3] Đội ngũ can bộ gòm 30.000 người (Trrung ương 756, cấp tỉnh 6000, cấp huyện 12.000, công chức, viên chức; cấp xã 11.250 cán bộ Địa chính xã ).
Thành tựu
Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, 2013, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 . tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thùa kế, thế chấp , góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chính sách pháp luật đất đai tiếp tực đổi mới, hoàn thiện phù hợp với thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đã phát huy nguồn lực đất đai đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Quản lý đất đai ở Việt Nam đã phát triển đồng bộ cả về 4 công cụ: pháp lý, quy hoạch, kinh tế, hành chính với phương châm công khai, minh bạch. thông thoáng và tuân thủ pháp luật
Công tác điều tra cơ bản về đất đai: trong giai đoạn từ 2008-2018 đã được đẩy mạnh với các dự án điều tra đánh giá tài nguyên đất, môi trường đất, thoái hóa đất ở các vùng tự nhiên và các vùng trọng điểm kinh tế trên địa bàn cả nước. Việc kiểm kê đất đai (5 năm), thống kê đất đai (hàng năm) và kiểm kê chất lượng đất đai định kỳ đã đi vào nề nếp đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 04 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đồng thời phê duyệt điều chỉnh cho 58/63 tỉnh thành phố, trực thuộc Trung ương.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) : Đến 31/12/2016 cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính 25. triệu ha cho các loại tỷ lệ từ 1/200 đến 1/10.00,. đạt trên 76% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận (GCN) theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, tỷ lệ cấp GCN đạt trên 95,2% tổng diện tích các loại đất cần cấp (42 triệu GCN, với 23.triệu ha.),
Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn từ 2002 đến nay, Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai đã triển khai nhiều chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA- 2004-2009), Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam VLAP- giai đoạn 1 (2010-2015)
Một số hình ảnh hoạt động của TCQLĐĐ (2002-2020) Chi tiết tại https://www.facebook.com/permalink.php…
9. Đào tạo can bộ Quản lý đất đai
Thời kỳ 1955-1979: Khi ngành Quản lý đất đai là đơn vị cấp vụ thuộc Bộ Tài Chính, sau là Bộ Nông nghiệp: hệ thống quản lý ruộng đất ở nước ta chưa hoàn chỉnh: Trung ương là cấp Vụ, Tỉnh là cấp Phòng thuộc sở Nông nghiệp, Huyện là bộ phận trong phòng Nông nghiệp; xã có Cán bộ địa chính (trước đó gọi là Chưởng Bạ). Ví dụ tỉnh Yên Bái khi đó , cả tỉnh có 1 kỹ sư Thổ nhưỡng, cán bộ phòng và bộ phận cấp huyện là cán bộ Trung cấp (Trường Bỉm Sơn, Thanh Hóa) .
Thời kỳ 1979-1994: Tổng cục quản lý ruộng đất. Khi đó lãnh đạo và chuyên viên Vụ bản đồ là các Kỹ sư tốt nghiệp ở Liên Xô, Bungari. Ở cấp tỉnh và huyện là các cán bộ tốt nghiệp từ Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và trung cấp Bỉm Sơn Thanh Hóa (miền Bắc ); Nông lâm thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; Trung cấp Long Thành Đồng Nai (Miền Nam), cấp xã cán bộ địa chính: trung cấp (Bỉm Sơn, Long Thành)
Thời kỳ 1994-2002: Tổng cục Địa chính được thành lập. Lúc này lãnh đạo Tổng cục phần lớn có học vị Tiến Sỹ , một số được đào tạo trong nước, một số đào tạo ở Nga, Ba Lan, Bungari , Ở cấp tỉnh, cấp huyện cán bộ có trình độ Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sỹ, được đào tạo ở các trường trong nước. Thời kỳ nầy nhiều trường mở Khoa Địa chính hoặc Quản lý đất đai: (Đào tạo Đại học, Sau đại hoc) Nông nghiệp Hà Nội, Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; Khoa học tự nhiên, Kinh tế quốc dân , Mỏ Địa chất
Thời kỳ 2002 đến nay: Từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, nhiều trường mở Khoa Quản lý đất đai, hoặc Tài nguyên Môi trường (Đào tạo Đại học, Sau đại hoc) Nông nghiệp Hà Nội, Khoa học tự nhiên, Kinh tế quốc dân, Nông Lâm Thái Nguyên , Nông Lâm Bắc Giang, Lâm nghiệp, Nông Lâm Huế, Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; sau đó là Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh …Một số trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cũng đưa môn học Quản lý Đất đai và bất động sản vào Khoa Quản lý đô thị. Thời kỳ này các trường đã thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch đào tào cán bộ chuyên ngành quản lý đất đai. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đã có bước phát triển lớn: Ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trình độ Thạc sỹ phổ cập, một số có trình độ Tiến sỹ, ở cấp xã phường trình độ Cử nhân, Kỹ sư , một số có trình độ Thạc sỹ. Công tác đào tạo cán bộ không ngừng phát triển đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quản lý Đất đaitrong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
Có thể thấy rõ điều này từ kết quả đào tạo cán bộ của Khoa Quản lý Đất đai Học viện Nông nghiệp Việt Nam (1976-2016) như sau: Đào tạo Đại học (1982-1991- Khóa 22-31): Quản lý Đất đai: 269,Thổ nhưỡng – Nông hóa : 199; (1992-2001-Khóa 32-41) Quản lý Đất đai: 866, Thổ nhưỡng – Nông hóa: 156; ( 2002-2011- Khóa 42-51): Quản lý Đất đai 1463, Thổ nhưỡng – Nông hóa 256; (2012-2016 – Khóa 52-57) Quản lý đất đai : 2448, Khoa học đất: 464. Đào tạo Thạc sỹ (1976-2016) Quản lý Đất đai: 2.132 ; Khoa học Đất: 250. Đào tạo Tiến sỹ (1976-2016) Quản lý Đất đai: 35 , Khoa học Đất: 36
GSTS NGND Lê Duy Thước người đặt nền móng thành lập Khoa quản lý ruộng đất , đại học Nông nghiệp I (1976). Ban chủ nhiệm khoa quản lý ruộng đất khóa đầu (1976-1988): GSTS NGUT Cao Liêm (Trưởng khoa); PGSTS NGUT Nguyễn Thanh Tùng, GVC; TS NGUT Nguyễn Đường, PGSTS NGUT Phan Xuân Vận (Phó trưởng khoa) (ảnh 1,2). Nhiều Nhà Khoa học Đất đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ Quản lý Đất đai, đặc biệt các bậc tiền bối có mặt từ khi thành lập Đại học Nông Lâm (1956-1958): Thầy Phạm Gia Tu (tham tá canh nông thời Pháp), Nguyễn Văn Chiển, Cao Liêm (Địa chất); Lê Văn Căn (Nông hóa); Trần Khải (Vi sinh vật đất). Thời kỳ Học viện Nông Lâm (1959-1963) là các thầy: Vũ Ngọc Tuyên, Ngô Nhật Tiến Nguyễn Văn Thọ (từ Viện Khảo cứu trồng trọt về ), các thầy Trần Khải và Nguyễn Mười từ Trung Quốc về, Thầy Đỗ Ánh, Nguyễn Vi từ Liên Xô về cùng các thầy Võ Minh Kha, Nguyễn Thanh Trung (Khóa 1) , Hà Huy Khuê (Khóa 4) . Thời kỳ Đại học Nông nghiệp (1963-1967) có thêm các thầy: Đặng Đình Mỹ, Trương Công Tín, Nguyễn Đường, Vũ Hữu Yêm, Phan Thị Lãng, Nguyễn Phương Diệp…(ảnh 3,4) [Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý Đất đai, Kỷ yếu 40 năm xây dựng và phát triển
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/viet-nam-con-duong-xa…/